---------




“Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”




Lưu ý: Các phòng ở đây KHÔNG CÓ TIVI.
Đúng tinh thần đi du lịch nghỉ thiền, tĩnh lặng, không bị làm phiền bởi âm thanh, tiếng ồn.

(Người tu theo pháp môn Thiền Định rất cần một nơi yên tĩnh, thanh tịnh để ngồi thiền. Núi rừng Yên Tử cách biệt với phàm trần là một nơi lý tưởng để tu thiền.)

Lấy cảm hứng từ Huệ Quang Kim Tháp thời Trần thế kỷ 13 trên núi Yên Tử, Legacy Yên Tử mang dáng dấp văn hóa kiến trúc thời Trần cùng các vật liệu cũng như phương pháp xây dựng truyền thống của người Việt, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Hoạ tiết thanh vân đối xứng, kim liên, và đặc biệt hoạ tiết hình mãnh hổ, khổng khuyển được trang trí xuyên suốt và thống nhất trong tổng thể không gian kiến trúc ở đây, gợi nhớ cho ta vẻ đẹp kiến trúc độc đáo thời Nhà Trần của 700 năm về trước.
Những hành lang trong khuôn viên dài hun hút, cột nối cột, ánh sáng được kiến tạo rất đẹp và huyền bí, nhất là vào buổi tối. Đi giữa những hành lang ấy, có cảm giác thật tĩnh mịch, chẳng ai dám nói to tiếng, hay gây ra tiếng động mạnh, chỉ muốn giữ gìn sự tĩnh lặng cho một không gian thật đẹp mang hơi hướng lịch sử như thế này.

- Nhà Hàng Thọ Quang
- Nhà Hàng Chiều Quê
- Thiên Trà Lobby Bar


“Công danh chẳng trọng.
Phú quý chẳng màng.
Tần Hán xưa kia,
Xem đà hèn hạ.
Yên bề phận khó,
Kiếm chốn dưỡng thân.
Khuất tịch non cao.
Náu mình sơn dã.
Vượn mừng hủ hỷ
Làm bạn cùng ta.
Vắng vẻ ngàn kia
Thân lòng hỷ xả.
Rồi Dốc chí tu hành
Giày sồi, áo vá
VàThân này chẳng quản,
Bữa đói, bữa no.
(Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca, Trần Nhân Tông)
Có điều, nhà vua không phải cứu đời theo cách của một vị Vua, mà theo cách của bậc thánh nhân, bậc vĩ nhân. Bởi vì làm vua chỉ chăn dân trăm họ, làm Phật cứu độ cả muôn loài. Tấm gương Phật hoàng tuy ẩn mà hiện, tuy mờ mà lại sáng. Ngài vượt qua cái bình thường để trở thành cái phi thường.

Năm 1299, Trần Nhân Tông đã chính thức thành lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử bằng cả một hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Ông được coi là vị Sư Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang Phật danh Điều Ngự Giác Hoàng. Kế tục sự nghiệp của ông là Sư Tổ Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả. Cả ba vị được gọi là Trúc Lâm Tam Tổ. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật phái Trúc Lâm, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam trong các thế kỷ 13 và 14.

- Tour Theo dấu chân Phật Hoàng
- Chợ quê, đêm hội làng từ 8-9h tối
- Lớp yoga lúc bình minh
Vì khu nghỉ dưỡng nằm ngay dưới chân núi, nên việc đi cáp treo lên đỉnh Yên Tử đi lễ và thưởng ngoạn Chùa Đồng là việc rất dễ dàng. Khách sạn có xe điện đưa bạn ra tận cáp treo. Thời gian đi lên đỉnh Yên Tử cả đi lẫn về là 3-4 tiếng đồng hồ. Các bạn nhớ đi giày thể thao thật chắc chắn và êm chân, và mang theo chai nước thật to nhé!


To sum up, LEGACY YÊN TỬ - Xứng đáng với ngôn từ DI SẢN -
-----
Nguồn: Anh Nguyen
----------------------------------
LIÊN HỆ VỚI #BLUE_SKY ĐỂ ĐẶT PHÒNG TẠI LEGACY YÊN TỬ CHỈ 2.455.000VNĐ
----------------------------------
0 nhận xét:
Đăng nhận xét