User-agent: Mediapartners-Google Disallow: User-agent: * Allow: / Disallow: /*?updated-max=* Disallow: *archive.html Disallow: /search Sitemap: https://tên-miền-của-bạn.blogspot.com/feeds/posts/default?orderby=UPDATED Lăng Ông Bà Chiểu, có ai đã từng đến viếng nơi đây? ~ CTY TNHH VMB & DL THIÊN THANH

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

Lăng Ông Bà Chiểu, có ai đã từng đến viếng nơi đây?




Lăng Ông Bà Chiểu là tên thường gọi của người dân đối với Lăng Ông Tả quân Lê Văn Duyệt, vị Tổng trấn Thành Gia Định xưa. Đây là nơi an nghỉ của Tả quân Lê Văn Duyệt và Chánh Thất Tả quân phu nhân, bà Đỗ Thị Phẫn. Khách du lịch, hành hương đều rất ấn tượng về kiến trúc nghệ thuật cũng như nét độc đáo của di tích này.
Lăng Ông có 4 cổng ra vào, trong đó, cổng chính nằm ở phía Nam (đường Vũ Tùng ngày nay). Cổng chính được thiết kế theo cổng tam quan như ở nhiều đình, chùa, miếu mạo khác. Công trình được xây dựng vào năm 1949, từng được xem là biểu tượng của Sài Gòn nói riêng và cả miền Nam nói chung về kiến trúc. Lăng được thiết kế theo 3 phần, sau cổng Tam quan là văn bia, khu mộ phần và điện thờ cúng.
Văn bia do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết vào năm Giáp Ngọ (1894), bằng chữ Hán và cũng đã dịch ra tiếng Việt để nhiều người biết được công trạng của Tả quân Lê Văn Duyệt.
Kế đến là hai ngôi mộ giống nhau, xây theo kiểu nửa quả trứng úp xuống đất, không có phân biệt nên cũng tranh cãi về mộ ông và mộ bà. Tài liệu còn ghi: “Lăng mộ Tả quân lê Văn Duyệt là nơi có kiến trúc cổ nhất được tồn tại ổn định từ năm 1848, nằm song song với mộ Ông là mộ của Chánh Thất Tả Quân phu nhân, Đỗ Thị Phẫn (Phận)”. Tiếp đó là đến điện thờ cúng, có 3 bàn thờ chính, đều thờ Tả quân. Bên trái có bàn thờ Hiệp biện Đại học sỹ Phan Thanh Giản.
Theo những người quản lý di tích, mãi đến năm 1975 mới có thêm pho tượng của Tả quân Lê Văn Duyệt. Điều đặc biệt là pho tượng này được lấy nguyên mẫu Tả quân Lê Văn Duyệt in trên tờ tiền 100 đồng, lưu hành tại Sài Gòn trước năm 1975.
Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 - 1832), sinh ra tại làng Hòa Khánh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (này là huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Ông là một trong những bậc “Khai Quốc công thần” của Triều Nguyễn. Ông được biết đến là người thanh liêm, đức độ và được nhân dân hết sức tin yêu. Chính vì thế, người dân thường gọi là Ông Lớn Thượng và Lăng cũng có tên là Thượng Công miếu.
Thậm chí, công trạng của ông còn được Vua Gia Long ban cho nhiều đặc ân như: Tiền trảm hậu tấu (chém trước tấu sau), “nhập triều bất bái” (vào triều không phải quỳ lạy).
Lăng Ông ngày nay nằm trọn trong 4 con đường: Phan Đăng Lưu, Đinh Tiên Hoàng, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng (quận Bình Thạnh, Tp.HCM). Theo BQL Di tích thì ngày thường có khoảng 100 đến 200 người đến tham quan, cúng bái. Còn dịp mùng 1 và ngày rằm hàng tháng thì lượng người rất đông, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, có khi lên đến hàng ngàn người.




Thanh Tùng / Báo du lịch 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Những ngôi nhà cổ hàng trăm tuổi ở Phố Cáo,Hà Giang

Nằm ở ven Quốc lộ 4C và cách Đồng Văn (Hà Giang) 25km, thị trấn Phố Cáo vẫn mang trong mình chất hoang sơ, giản dị, mộc mạc hòa mình vào núi...