Tên gọi lễ hội Pchum Ben bắt nguồn từ một giai thoại Phật giáo được truyền lại qua nhiều thế hệ. Theo ngôn ngữ Khmer, Pchum có nghĩa là “một cuộc gặp gỡ”, còn Ben là “quả cầu" làm bằng thứ gì đó như các loại thực phẩm.
Lễ hội này diễn ra trong suốt 15 ngày của tháng 9 Dương lịch hàng năm, ứng với 15 ngày đầu tháng Pheakta Bot, tháng thứ 10 theo lịch Khmer.
14 ngày đầu tiên của tháng Pheakta Bot được gọi là Kan Ben (quan sát lễ hội) và ngày thứ 15 được gọi là ngày Pchum Ben, là ngày chính hội. Đây cũng là ngày cuối cùng trong ba tháng an cư tịnh tu của chư tăng.
Lễ hội Pchum Ben được diễn ra với nhiều ý nghĩa quan trọng đối với người dân Campuchia: một là xin sự tốt lành cho bản thân mình, thứ hai là xin sự bình an cho người thân và thứ ba là để bày tỏ lòng tôn kính trọng và biết ơn của mình đối với ông bà tổ tiên.
Trong mùa lễ hội, chư tăng thay phiên nhau tụng kinh bằng tiếng Pali liên tục không ngừng nghỉ suốt cả ngày và đêm để cầu nguyện và cứu độ những vong linh đã quá vãng.
Trong các nghi thức tôn giáo được thực hiện trong ngày lễ, có một nghi thức gọi là “mở cửa địa ngục”, với ý niệm là cứu giúp những vong linh bị đọa đầy trong các địa ngục tạm thời thoát khỏi hình phạt trong mùa lễ hội.
Ngoài việc tụng kinh siêu độ vong linh, người dân Campuchia còn dâng phẩm vật lên cúng tổ tiên, ông bà đã quá vãng.
Bên cạnh đó, một việc làm không thể bỏ qua trong mùa lễ hội Pchum Ben của người Campuchia đó là cúng dường phẩm vật lên chư tăng.
Để tổ chức lễ cúng dường chư tăng trong ngày Pchum Ben, người dân địa phương sẽ ăn vận thật đẹp, nô nức tới chùa với các món đồ ăn, hoa quả, bánh gạo nếp và quà cho các nhà sư được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Sau khi lễ xong, các sư thầy trong chùa sẽ ban lời chúc tốt lành đến mỗi người. Lễ sẽ được hạ xuống và mọi người cùng ăn chung với nhau, cùng nhau cười nói thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau trong cuộc sống.
Ngoài ra, trong lễ hội này, người dân Campuchia còn giúp đỡ những người nghèo và người tàn tật... để tích góp công đức, và họ cũng tin rằng việc làm này sẽ giúp cho các linh hồn tổ tiên được siêu thoát.
Trong suốt mùa lễ hội còn có các nghệ sĩ trình diễn những điệu nhạc truyền thống. Kết thúc lễ hội sẽ có hoạt động đua trâu. Trâu sẽ được trang điểm đeo mặt nạ nhiều màu sắc trước khi vào đường đua.
TRUYỀN THUYẾT VỀ LỄ PCHUM BEN
Pchum : là tập hợp, Ben : là bánh ( loại bánh được làm từ gạo) . Lễ Pchum Ben còn gọi là lễ xóa tội vong nhân của Phật giáo theo ngành Tiểu Thừa, nó cùng ý nghĩa của Lễ Vu Lan của ngành Đại Thừa . Ngành Đại Thừa cho rằng : lễ xóa tội vong nhân là do sự tích bà Thanh Đề người Trung Hoa làm bánh bỏ nhân thịt chó cúng Phật , cho nên khi chết bà bị hành tội ở địa ngục nhờ có con là Mục Liên cùng dường, tụng kinh và xuống cõi âm xin tội cho Mẹ.
Còn ngành Tiểu Thừa lại căn cứ vào điển tích khác : thuở Đức Phật Thích Ca còn tại thế , một hôm vào lúc đêm vắng tại hoàng cung của một vương quốc nọ bỗng vang lên tiếng thét gào thảm thiết và tiếng kêu la : hãy cho chúng tôi ăn , hãy cho chúng tôi uống, chúng tôi đói khát lắm . Nhà vua sợ hãi liền triệu tập các nhà thông thái lại để bói xem có việc gì . Sau khi xem xét, các nhà tiên tri nói rằng: đó là bọn ác quỷ đến xin ăn, nếu đức vua không cúng tế thì sẽ có chuyện không hay xảy ra . Nhà vua cho là phải liền cho bắt 100 đàn ông , 100 đàn bà và 100 gia súc ra sân chầu để chém đầu tế ác quỷ. Tiếng kêu thét vang đến hậu cung , hoàng hậu liền vào triều ngăn vua : hoàng hậu nói rằng : nếu những lời tiên tri kia chưa chắc là đúng mà bệ hạ đã giết 200 mạng người rồi , người chết thì ngậm ngùi nơi chín suối , còn thân nhân họ thì oán ghét nhà vua đến muôn đời .
Theo ý hoàng hậu là Đức Phật Thích Ca đang ở một ngôi chùa gần đây , nhà vua nên thỉnh ý kiến của Đức Phật . Nhà vua liền đến thỉnh ý kiến Đức Phật , Đức Phật nói rằng : 92 kiếp trước có 2 vị Phật ra đời là Tôsa và Phosa, Cha của Phật Phosa cũng là một đức vua , ngoài Phosa là anh cả, đức vua này còn 3 con trai khác nữa , người em kế có 500 quân , người em tiếp theo có 300 quân và em út có 200 quân . Một hôm, có giặc nổi lên ở biên cương, vua ra lệnh cho 3 anh em đi dẹp giặc , sau chiến thắng vinh quan trở về, 3 anh em được vua cha ban rất nhiều vàng bạc quý giá , nhưng cả 3 anh em không nhận , chỉ xin cha cho phép được dâng cơm cho anh mình là Đức Phật Phosa trong thời gian 7 năm . Nhưng vua cha không đồng ý chỉ cho thời hạn 3 tháng , mỗi đứa 1 tháng .
Ba vị hoàng tử liền giao việc đó cho viên thư ký và thủ kho lo liệu việc đó, phải nấu cơm cho Phật , đệ tử Phật và 1000 binh lính của ba anh em cùng ăn trong vòng 3 tháng. Những người nấu ăn ban đầu thực hiện rất chu đáo , nhưng càng ngày càng bê trễ . Đến khi mãn phần, những người nấu ăn bị đày xuống âm phủ làm quỷ , còn 3 vị hoàng tử và 1000 binh lính được về trời. Cuộc luân hồi cứ vậy tiếp diễn cho đến đời này là đời thứ 92 , ba vị hoàng tử lại đầu thai xuống trần , người anh trong số ba anh em họ chính là đức vua hiện nay.
Những người làm bếp năm xưa đã 92 kiếp không được ăn uống , nay biết chủ nhân của họ khi xưa đã làm vua nên đến xin ăn. Vậy nhà vua chỉ cần cúng dường đồ chay cho họ ăn là được .Nhà vua nghe vậy nên làm theo , quả nhiên hôm sau không còn nghe kêu đói nữa , nhưng hôm sau nữa thì lại nghe như trước . Nhà vua lại thỉnh ý Đức Phật Thích Ca , Ngài bảo rằng : lũ quỷ đã được ăn no nê nhưng lại thiếu đồ mặc, nhà vua hãy lấy vải cúng dường cho họ . Nhà vua làm đúng như vậy , và sau khi đã ăn uống no nê, có cái mặc thì được đầu thai về thiên đường sau khi đã chịu hình phạt .
Căn cứ vào truyền thuyết này mà người Khmer cử hành lễ Đônta với mục đích nhờ các vị sư sãi tụng kinh cầu siêu cho các thân nhân sớm được đầu thai làm kiếp khác sung sướng hơn . Đặc điểm của cuộc lễ là họ dâng nhiều đồ ăn thức uống và đồ sinh hoạt hàng ngày cho các sư sãi. Họ tin rằng chỉ cần được vị sư ăn một miếng nhỏ cũng đủ phước cho người chết và người sống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét